1. Xuất xứ: Hà Giang
2. Nguyên liệu: Nếp Bắc Nê, lá riềng, thịt, đậu xanh, lá dong, hành.
3. Đặc điểm bánh chưng gù
- Bánh chưng gù có kích thước nhỏ khá vừa đủ xinh. Bánh nho nhỏ cầm trong lòng bàn tay có cảm giác múp míp, đầy đặn, giống như chiếc lu đất đựng nước ngày xưa.
- Bánh chỉ có 1 lớp lá gói thay vì 4 – 5 lớp như bánh chưng xanh truyền thống của người Kinh. Nhờ vậy, việc bóc bánh khá dễ dàng và nếu khéo léo bạn hoàn toàn có thể không dính tay một chút nào.
- Nhìn chung, bánh không quá khác biệt so với bánh chưng vuông trừ kích cỡ nhỏ xinh, hình dáng thon dài. Phần vỏ cũng được làm bằng gạo nếp và phần nhân với đậu xanh, thịt mỡ. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương và ngâm với nước lá dong riềng trước khi gói nên có màu xanh đều từ trong ra ngoài. Vỏ bánh khá dày và dẻo có thể là do bánh không bị nén như bánh chưng thông thường.
- Phần đậu bùi bùi kết hợp với thịt ba chỉ có tỉ lệ khá hợp lý. Tiêu và muối trong nhân thịt đỗ được ướp vừa vặn, không bị hắc khi ăn. Thịt tơi, mềm màu đỏ rượu, dễ sắn chứ không bị cứng, cục.
- Thêm vào đó, do chiếc bánh chưng nhỏ hơn, lượng nhân cũng ít hơn nên khi ăn bánh sẽ cho cảm giác dễ chịu hơn, đặc biệt là với những người sợ…mỡ.
4. Bảo quản và sử dụng
- Mở ăn ngay khi vừa về
- Nếu bảo quản mát thì hấp lại rồi ăn, tuy nhiên hấp thì ăn sẽ không ngon bằng
- Bảo quản nhiệt độ thường 2 ngày và 5 ngày với bảo quản mát